WSL là gì? Tại sao nên sử dụng WSL khi phát triển ứng dụng với Docker trên Windows

| 20 Tháng 6, 2023

WSL (Windows Subsystem for Linux) là một tính năng của hệ điều hành Windows 10, cho phép người dùng chạy một hệ điều hành Linux (như Ubuntu, Debian, Fedora, và nhiều bản phân phối Linux khác) trực tiếp trên Windows mà không cần sử dụng máy ảo hay khởi động từ USB/CD. Điều này tạo ra một môi trường Linux đầy đủ với terminal và cấu trúc thư mục Linux, gọi là “Bash on Windows.”

I. Tại sao bạn nên sử dụng WSL khi phát triển ứng dụng với Docker Desktop trên Windows

1. Chạy các dịch vụ của linux trên windows: WSL cung cấp một cầu nối giữa hệ điều hành Windows và hệ điều hành Linux. Các bạn có thể thoải mái lựa chọn nhân linux ưu thích và phù hợp với dự án của mình sao cho sát với môi trường thực tế nhất.

2. Ứng dụng hoạt động với hiệu suất cao: Đa số các ứng dụng được phát triển trên nhân của linux nên khi sử dụng WSL2, Docker có thể tận dụng không gian làm việc của Linux và tránh việc duy trì code trên cả Linux và Windows. Điều này khiến cho tốc độ xử lý và phản hồi của ứng dụng nhanh hơn đáng kế và không biệt nhiều so với môi trường thật.

3. Dự án sẽ tương thích tốt với Docker CLI: Tất nhiên rồi. Bạn không thể sử dụng Docker Desktop để quản lý ứng dụng của mình trên môi trường production được nên WSL sẽ là môi trường tốt để bạn tập làm quen với các câu lệnh của Linux cũng như Docker CLI.

Okayy. Như vậy lợi ích thì đã rõ, chúng ta tiếp tục với việc cài đặt WSL nhé!

II. Cài đặt WSL

Việc cài đặt WSL trên windows vô cùng đơn giản. Bạn chỉ cần kích hoạt WSL và tải về phiên bản Linux yêu thích của mình. Trong hướng dẫn này mình sẽ sử dụng Ubuntu nhé.

Bước 1: Bật WSL trên Windows
Bạn mở PowerShell với quyền quản trị (Run as Administrator) và chạy lệnh sau để bật WSL trên Windows:

$ dism.exe /online /enable-feature /featurename:Microsoft-Windows-Subsystem-Linux /all /norestart

Bước 2: Tải và cài đặt Ubuntu từ Microsoft Store

Bạn mở Microsoft Store tìm kiếm từ khoá Ubuntu hoặc truy cập tại đây để tải xuống và cài đặt.

III. Sử dụng

Bước 1: Sau khi cài đặt xong bạn tìm kiếm Ubuntu trong Windows và mở ứng dụng để bắt đầu khởi tạo user.

Tìm kiếm Ubuntu và mở ứng dụng.
Cài đặt username và password cho WSL Ubuntu

Username và password của Ubuntu không nhất thiết là phải giống như thiết bị. Bạn có thể đặt username và mật khẩu tuỳ ý sao cho dễ nhớ và quản lý.

Như vậy là chúng ta hoàn tất việc kích hoạt WSL và cài đặt môi trường phát triển ứng dụng với Docker Desktop trên Windows. Dưới đây là một số lệnh Linux hay dùng khi bạn sử dụng để bạn làm quen với WSL Ubuntu.

IV. Các lệnh Linux phổ biến

1. sudo: lệnh được sử dụng để thực hiện một lệnh với quyền hạn của superuser hoặc root. Nếu một lệnh yêu cầu quyền hạn cao, bạn có thể sử dụng sudo để thực hiện nó. Tuy nhiên hãy lưu ý và thận trọng trước khi chạy các lệnh với sudo để đảm bảo an toàn.

$ sudo

2. apt update: sử dụng để cập nhật danh sách các gói phần mềm từ các nguồn đã được cấu hình trong hệ thống. Lưu ý: lệnh này không cập nhật các gói phần mềm, chỉ cập nhật thông tin về các gói có sẵn.

$ sudo apt update

3. apt update: sử dụng để thực hiện việc nâng cấp tất cả các gói phần mềm đang được cài đặt lên phiên bản mới nhất. Nó sẽ hỏi bạn xác nhận trước khi thực hiện các nâng cấp này.

$ sudo apt upgrade

4. apt install <xxx>: sử dụng để cài đặt gói phần mềm mới. Thay <xxx> bằng tên gói bạn muốn cài đặt.

$ sudo apt install <xxx>

5. mkdir -p: sử dụng để tạo thư mục mới. Tùy thuộc vào cờ được sử dụng, -p ở đây sẽ tạo ra tất cả các thư mục cha cần thiết nếu chúng không tồn tại. Ví dụ: mkdir -p path/to/new/directory

$ mkdir -p path/to/new/directory

6. rm: sử dụng để xóa hoặc gỡ bỏ các tệp tin. Tuy nhiên, cần cẩn trọng khi sử dụng rm vì nó xóa mà không hỏi xác nhận. Ví dụ: rm path/file.txt

$ rm path/file.txt

7. rm -r: sử dụng để xóa thư mục với -r (recursive) nghĩa là nó sẽ xóa tất cả các thư mục và tệp tin bên trong thư mục cũng như thư mục đó. Ví dụ: rm -r path/folder

8. cp: sử dụng để sao chép tệp tin hoặc thư mục từ một vị trí đến một vị trí khác. Ví dụ: cp path/file.txt path/new-folder/file.txt

$ cp path/file.txt path/new-folder/file.txt

9. mv: sử dụng để di chuyển hoặc đổi tên tệp tin và thư mục. Ví dụ: mv path/file.txt path/new-folder/file.txt

$ mv path/file.txt path/new-folder/file.txt

10. chmod: sử dụng để thay đổi quyền truy cập của tệp tin hoặc thư mục, bao gồm quyền đọc, ghi, và thực thi. Ví dụ: chmod -R 733 folder

$ chmod -R 733 folder

11. chown: sử dụng để thay đổi chủ sở hữu của tệp tin hoặc thư mục. Ví dụ: chown gruhome file.txt

$ chown user filename

12. ls -la: sử dụng để liệt kê thông tin chi tiết của các tệp và thư mục trong thư mục hiện tại trên hệ điều hành Linux. Trong đó ls là liệt kê tất cả thư mục, -a là liệt kê tất cả file, -l là thông tin chi tiết, bao gồm quyền truy cập, chủ sở hữu, nhóm, kích thước, thời gian sửa đổi và tên.

$ ls -la

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Liên hệ với tôi hoặc bất kỳ điều gì tương tự (★‿★)

Chỉ đơn giản là một người từ tế!

Kết nối với tôi

Copyright 2018- 2025 Chuis.me, All rights reserved